Thủ tục nhập khẩu đèn led theo quy định mới
Thủ tục nhập khẩu đèn led theo quy định mới
Năm mới có nhiều quy định mới về thủ tục nhập khẩu đèn led. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu các loại đèn led về lai gặp khó khăn hơn về việc không biết đèn led mình nhập về có phải kiểm tra chất lượng hay không? liệu có dán nhãn năng lượng hay không? Nếu có thì quy trình làm thế nào? Cách để biết loại nào kiểm loại nào không kiểm?
Thủ tục nhập khẩu đèn led theo quy định mới
Năm mới có nhiều quy định mới về thủ tục nhập khẩu đèn led. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu các loại đèn led về lai gặp khó khăn hơn về việc không biết đèn led mình nhập về có phải kiểm tra chất lượng hay không? liệu có dán nhãn năng lượng hay không? Nếu có thì quy trình làm thế nào? Cách để biết loại nào kiểm loại nào không kiểm?

Bài viết dưới đây mình sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên nhé.
Trước hết mình tóm tắt cho các bạn về quy trình nhập khẩu đèn led theo quy định mới nhé:
- Bước 1 – Đăng ký KTCL và kiểm HSNL
- Bước 2 – Mở tờ khai hải quan
- Bước 3 –Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy cùng với đăng ký dán nhãn năng lượng
- Bước 4 – Công bố hợp quy
- Bước 5 – Dán tem hợp quy và nhãn năng lượng trước khi hàng lưu thông ra thị trường.
Chính vì thế, khi làm thủ tục nhập khẩu đèn led về thì 2 điều mà doanh nghiệp cần chú ý đó là
- I. Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy (QCVN 19:2019/BKHCN) bắt đầu áp dụng từ đầu năm 2021.
- II. Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc. (TCVN 11844:2017)
==> Khi Doanh nghiệp bạn nhập khẩu đèn led về thì mình chỉ cần xem đèn mình có dính 1 trong 2 chỉ tiêu trên hay không ? Nếu có thì kiểm theo từng loại mà mình liệt kê ra. Đừng vội đi đâu cả, chi tiết các bạn xem tiếp phần phía dưới nhé.

Phần 1: Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy đèn led (QCVN 19:2019/BKHCN)
Đầu tiên kiểm xem đèn led mà bạn nhập khẩu có bị dính QCVN 19:2019/BKHCN hay không, các bạn đọc qua thì sẽ thấy hơi rối một chút vì không có quy định cụ thể cho từng dòng hàng, nhưng đừng lo mình có tóm tắt lại một chút cho các bạn dễ hiểu hơn.
1/ Mã HS code 85395000: Các đèn Led có cấu tạo như bóng đèn, VD như đèn Led có balat lắp liền (Bulb) công suất đến 60 W; Đèn Led 2 đầu đuôi G5 và G13, ( đầu G5 và G13 ai ko hiểu thì gọi mình ).Công suất danh định đến 125 W.
2/ Mã HS 94051091: Đèn rọi (Spotlight), là loại đèn chiếu điểm, có thể đều chỉnh hướng chiếu, theo phân loại của nhà sản xuất là đèn spotlight.
3/ Mã HS 94052090: Đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây sử dụng Led.
==> Nếu bạn nhập khẩu đèn led về có các hs code trên bị dính thì mình chắc chắc là đi kiểm tra chất lượng nhà nước để làm hợp quy rồi đó.
Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị trong 3 năm, sau 3 năm sẽ được xem xét cấp lại giấy chứng nhận mà không phải thử nghiệm lại nếu sản phẩm không thay đổi về kết cấu, linh kiện.
Như vậy là đã xong phần 1 và bây giờ là xét xem sản phẩm mình nhập về có Dán nhãn năng lượng hay không ?

Phần 2: Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc. (TCVN 11844:2017)
Dưới đây là các sản phẩm bị dính dán nhãn năng lượng bắt buộc.
1. Về Công Suất : nhỏ hơn 60W và có điện áp định danh không quá 250V và dùng cho mục đích thông dụng ( ví dụ chiếu sáng trong văn phòng, trong nhà ở thì sẽ bị do hiệu suất năng lượng và dán nhãn, còn nếu như mục đích là dùng chiếu sáng công cộng, đèn đường thì không cần ) chỗ này lưu ý nhé.
2. Bóng đèn LED có balát lắp liền có đầu đèn E27 và B22 (self-ballasted LED lamp).
3. Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13.
Đó chỉ vậy thôi, bạn xem thử đèn bạn nhập về dính 2 tiêu chuẩn trên không, nếu dính cái nào thì làm cái đó, còn không dính thì nhập bình thường.
Về thủ tục hải quan nhập khẩu đèn led thì các bạn cần chuẩn bị 1 bộ chứng từ gồm: tờ khai nhập khẩu, Invoice, packing list, bill of lading, catalogue đèn led, giấy đăn ký kiểm tra chất lượng, giấy đăng ký kiểm HSNL,...
Các bạn cứ căn cứ vào đó mà xét nhé, còn nếu chưa rành thì cứ alo 0949 63 53 89 mình sẽ hỗ trợ các bạn.
Hy vọng các bạn nhập khẩu đèn led chọn được phương án nhập khẩu tốt nhất, thuận tiện nhất để kinh doanh.
Truy cập Fanpage và Group facebook A.N.T SHIPPING để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Fanpage: https://www.facebook.com/antshippingvietnam
Nguồn: Khắc - A.N.T Shipping
ĐT: 0949 63 53 89 (zalo)
Email: sales4@antshipping.com.vn
www.antshipping.com.vn
Liên quan:
THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU NHỚT
THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY ÉP NHỰA
THỦ TỤC NHẬP KHẨU MŨ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
THỦ TỤC XUÂT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI THẤT
THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẢI MỚI NHẤT
22/02/2021
Nhập khẩu đèn led theo QCVN19
Vậy là đã 2 tháng kể từ ngày QCVN19:2019/BKHCN có hiệu lực (bắt đầu từ ngày 01/01/2021), khi quy chuẩn được áp dụng thì không ít các doanh ND cũng gặp khó khăn trong việc nhập khẩu đèn led. Trước đây đèn led nhập khẩu chỉ cần quan tâm đến việc kiểm tra hiệu suất năng lượng thôi, chỉ quy định đối với một số loại đèn cụ thể.
28/01/2021
CƯỚC VẬN CHUYỂN HỒ CHÍ MINH - CHÂU ÂU
Công ty chúng tôi- A.N.T Shipping tự hào là công ty dịch vụ đã làm quen với việc hỗ trợ doanh nghiệp làm công bố, tụ công bố, giấy phép kiểm dịch động vật, giấy phép kiểm dịch thực vật, kiểm tra chấ lượng … đồng thời cũng là đơn vị cung cấp cước vận tải hàng FCL và LCL đến tất cả các thị trường trên toàn thế giới
với chi phí tốt nhất, dịch vụ tốt nhất tới quý khách hàng, nên bạn là doanh nghiệp lần đầu tiên nhập khẩu thì hay gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí. xin cảm ơn !!
- Bước 1: Cho hàng về Việt Nam, đồng thời yêu cầu họ gửi trước file scan các chứng từ và tài liệu kỹ thuật của thang máy trước để kiểm tra.
- Bước 2: Hàng về đến cảng, đăng ký kiểm tra chất lượng ở Cục an toàn lao động.
- Bước 3: Có được đơn đăng ký, mở tờ khai cho lô hàng
- Bước 4: Mang hàng về kho bảo quản
- Bước 5: Tiến hành làm hợp quy cho thang máy
- Bước 6: Có được chứng thư, đem bổ sung cho hải quan để thông quan hàng.
27/01/2021
THỦ TỤC NHẬP KHẨU THANG MÁY DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
Vào phần chính thôi, Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu thang máy dùng trong gia đình:
05/01/2021
THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỪNG TƯƠI MỚI NHẤT
QUY TRÌNH THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỪNG
22/12/2020
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU THANH LONG ĐI ÚC
Thanh long là loại trái cây được trồng phổ biến ở Việt Nam, và đây cũng là loại trái cây đem lại nguồn lợi lớn cho nông dân khi có thể xuất khẩu được loại quả này. Hiện nay, Thanh long được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.