Thủ tục nhập khẩu rong biển sấy khô
Thủ tục nhập khẩu rong biển sấy khô
Rong biển hay còn gọi là tảo, là những loài thực vật sinh sống ở biển, thuộc nhóm tảo biển. Được khoa học chứng minh là chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoán chất cần thiết cho con người. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành nhập khẩu các loại rong biển đã được sấy khô, ép tấm hoặc đã tẩm ướp gia vị từ Thái Lan và Hàn Quốc.
Như vậy, thủ tục nhập khẩu mặt hàng này có khó không , cần thực hiện các bước kiểm tra nào , hãy cùng đọc bài viết dưới dây nhé !!
Thủ tục nhập khẩu rong biển sấy khô
Để giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên, hôm nay mình sẽ chia sẽ với các bạn về thủ tục nhập khẩu rong biển đã qua chế biến, đóng gói nhé.
Nói đến các mặt hàng là thực phẩm thì các bạn nghỉ ngay đến Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều luật an tàn thực phẩm. Cụ thể , theo Nghị định này cần làm gì để nhập khẩu rong biển sấy thì mình sẽ liệt kê bên dưới nhé !
Mình tóm gọn lại giúp các bạn các bạn 2 ý sau khi nhập nhập khẩu rong biển sấy khô, ép tấm hoặc tẩm ướp gia vị.
- Tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)
- Kiểm tra chất lượng ATTP.
Vậy hồ sơ tự công bố gồm các chứng từ gì? Thời gian thực hiện là bao lâu?
1. Tự công bố sản phẩm
Điều trước tiên các bạn cần làm như các loại hàng thực phẩm hay vật dụng chứa đựng thực phẩm khác (xem thêm thủ tục nhập khẩu vật dụng chứa đựng thực phẩm ở bài viết trước) là nhập mẫu rong biển về trước để làm tự công bố. Khi đã có mẫu rồi thì các bạn cần chuẩn bị thêm các chứng từ sau:
- Bảng tự công bố (theo mẫu)
- Phiếu kế quả thử nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
- Thêm một số thông tin chi tiết khác về sản phẩm: nhãn chính, nhãn phụ, thành phần, nơi sản xuất, công ty sản xuất,....
Thời gian thực hiện tự công bố là khoảng 10 - 15 ngày (đã bao gồm thời gian test mẫu), đến đây thì các bạn đã biết vì sao phải nhập mẫu về trước rồi phải không.
==>> Khi đã có bảng công bố cho rong biển đã qua chế biến, đóng gói rồi thì các bạn có thể cho hàng về được rồi đấy.
Việc tiếp theo cần làm là kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP cho rong biển. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra ATTP
- Bảng tự công bố rong biển đã qua chế biến, đóng gói.
- Packing list của lô hàng.
Lưu ý là phần này đều làm đối với mỗi lô hàng nhập khẩu nhé, và lưu ý yêu cầu thêm đầu nước ngoài cung cấp Phytosanitary cho rong biển để làm kiểm dịch (nếu hàng chỉ mới qua sơ chế).
Điều các bạn cần chú ý nhất đối với nhập khẩu rong biển là hs code nên áp mã nào cho phù hợp nữa. Các bạn có thể tham khảo các mã hs code dưới đây để áp phù hợp với sản phẩm mình nhập về nhé.
3. HS code và thuế nhập khẩu
- Trường hợp mặt hàng là Rong biển tươi, đông lạnh, ướp lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền, chưa tẩm ướp gia vị, dùng làm thức ăn cho người thì thuộc nhóm 12.12.
- Trường hợp mặt hàng là Rong biển tươi, đông lạnh, ướp lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền, đã được tẩm ướp gia vị (dầu thực vật, muối, đường,...), dùng làm thức ăn cho người thì thuộc nhóm 20.08.
- Trường hợp mặt hàng là Rong biển đã rang (Roasted), có hoặc không được tẩm ướp gia vị (dầu thực vật, muối, đường...), dùng làm thức ăn cho người thì thuộc nhóm 20.08.
Về phần thủ tục hải quan nhập khẩu rong biển đã qua chế biến, đóng gói thì các bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ như thông thường: tờ khai nhập khẩu, invoice, packing list, bill of lading, chứng nhận xuất xứ (C/O).
Cũng không khó quá phải không nào! nếu các bạn còn vấn đề gì chưa rõ về nhập khẩu thực phẩm cũng như nhập khẩu rong biển đã qua chế biến, đóng gói thì các bạn có thể gọi ngay cho mình để được tư vấn miễn phí và hổ trợ nhé.
Thông tin liên hệ để được hỗ trợ tư vấn
Mr. Thuan Bin (Cell Phone/ WhatsApp/ WeChat: +84-90 9959007)
Director (Skype: cubabin)
14/01/2024
Thủ tục nhập khẩu phân bón
Theo như mình được biết, quy định mới nhất của nhà nước kể từ ngày 13/07/2017 về nhập khẩu phân bón sẽ không còn áp dụng chế độ xin phép nhập khẩu tự động cho mặt hàng phân bón có thành phần N, P, K (mã HS CODE 3105) và phân URE (mã HS CODE 3102). Thời gian trước, chỉ có các loại phân không có chứa các thành phần trên mới không xin phép nhập khẩu tự động thôi.
14/01/2024
Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Thủy Sản
Cũng giống như thịt đông lạnh, mặt hàng thủy sản đông lạnh nói chung và NHẬP KHẨU MỰC ĐÔNG LẠNH nói riêng cũng chịu sự quản lý chặc chẽ từ Cục Thú Y - Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Mực, Thủy Sản.
Ở bài viết này, mình sẽ lưu ý lại 1 số thông tin khi các bạn lên kế hoạch nhập khẩu từ các thị trương nước ngoài về, vd như Indonesia …
Mình note xíu nha, bài viết này mình chỉ lưu ý lại một số thông tin về giấy phép cần có khi nhập khẩu, không nêu lại quy trình nha.
Các bạn muốn biết thêm về quy thì có thể bấm vào đường link tại đây nha.
14/01/2024
Thủ tục nhập khẩu thang máy
Thang máy nhập khẩu với rất nhiều ưu điểm về độ an toàn, bền đẹp và tính thẩm mỹ nhưng thủ tục nhập khẩu hàng thang máy thế nào? Nhập khẩu thang máy cần giấy tờ gì? Thuế nhập khẩu thang máy ra sao? Thì không phải ai cũng nắm được quy trình, nên bài viết dưới đây mình sẽ giúp các bạn giải đáp các câu hỏi trên để có thể nhập khẩu thang máy về thuận lợi nhất và nhanh nhất nhé.
06/01/2024
Thủ tục nhập khẩu hoa tươi
Thủ tục nhập khẩu hoa tươi- Các dòng hoa mà thị trường Việt Nam ưa chuộng: hoa hồng ecuador, tuylip, Mẫu Đơn, Đào Đông Đỏ, Địa Lan ...
06/01/2024
Danh mục các loại trái cây xuất khau chính ngạch vào Trung Quốc
Yêu cầu nhiều nhất là mã GACC đăng ký xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm vào thị trường nước này . Đối với nông sản để được phép xuất khẩu vào Trung Quốc cần được kiểm tra vùng trồng và cơ sở đóng gói bao bì.