Nhập khẩu đèn led theo QCVN19

  • Thứ hai, 22:52 Ngày 22/02/2021
  • Vậy là đã 2 tháng kể từ ngày QCVN19:2019/BKHCN có hiệu lực (bắt đầu từ ngày 01/01/2021), khi quy chuẩn được áp dụng thì không ít các doanh ND cũng gặp khó khăn trong việc nhập khẩu đèn led. Trước đây đèn led nhập khẩu chỉ cần quan tâm đến việc kiểm tra hiệu suất năng lượng thôi, chỉ quy định đối với một số loại đèn cụ thể.

    Nhập khẩu đèn led theo QCVN19

     

     

    Vậy là đã 2 tháng kể từ ngày QCVN19:2019/BKHCN có hiệu lực (bắt đầu từ ngày 01/01/2021), khi quy chuẩn được áp dụng thì không ít các doanh ND cũng gặp khó khăn trong việc nhập khẩu đèn led. Trước đây đèn led nhập khẩu chỉ cần quan tâm đến việc kiểm tra hiệu suất năng lượng thôi, chỉ quy định đối với một số loại đèn cụ thể. Nhưng khi quy chuẩn mới được áp dụng thì việc kiểm tra chất lượng được mở rộng hơn, áp dụng với nhiều loại đèn led hơn. Cụ thể thì mình sẽ trình bày dưới đây để các bạn dể hiểu và biết được quy trình nhập khẩu đèn led theo quy định mới như thế nào.

    Đầu tiên, điều mà các bạn quan tâm là phạm vi áp dụng của QCVN 19, nói đơn giản hơn là các loại đèn nào sẽ phải áp dụng theo quy chuẩn này:

    1. HS code tham khảo Quyết định 3810/QĐ-BKHCN: 8539.50.00; 9405.10.91; 9405.20.90
    2. Các sản phẩm đèn led thuộc phạm vi áp dụng:
    • Bóng đèn led có Ba – lát lắp liền dùng cho chiếu sang thông dụng, điện áp lớn hơn 50V.
    • Đèn điện LED thông dụng cố định : đèn lắp trần, đèn lắp tường, đèn chiếu sáng sân vườn, đèn lắp trên bề mặt và đèn lắp chìm, đèn trong các thiết bị gia dụng, đèn pha chiếu sáng bên ngoài tòa nhà.
    • Đèn điện LED thông dụng di động: đèn bàn, đèn giường, đèn cây phòng ngù, phòng khách, kể cả đèn dùng pin sạc nhé…
    • Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng
    • Đèn rọi sử dụng công nghệ LED thông dụng cố định

     

    Các bạn có thể hiểu đơn giản là đèn LED dân dụng vì quy chuẩn này KHÔNG áp dụng với đèn trên các phương tiện giao thông vận tải, thiết bị chiếu sáng trong công trình chiếu sáng, thiết bị chiếu sáng trong các phương tiện quảng cáo hoặc phương tiện chiếu sáng đặc thù như đèn phòng mổ…

    Bài viết này thì mình cũng chỉ nói đến về KTCL đèn led theo QCVN 19 thôi nhé, còn phần kiểm tra HSNL đèn led thì mình cũng đã có chia sẽ rất cụ thể ở bài viết trước rồi, các bạn có thể xem lại qua đường dẫn mình đính kèm.

    Về quy trình thực hiện kiểm tra chất lượng đèn led theo QCVN 19 gồm các bước như sau:

    • Bước 1 – Đăng ký KTCL trên hệ thống 1 cửa quốc gia
    • Bước 2 – Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan
    • Bước 3 –Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy với trung tâm được Bộ KHCN Chỉ Định

    ==>> Giấy chứng nhận sẽ có giá trị trong 3 năm

    • Bước 4 – Công bố hợp quy
    • Bước 5 – Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường.

    Lưu ý thêm: việc làm hợp quy sẽ áp dụng đối với từng loại model đèn led, nên nếu lần thứ 2 bạn nhập về có model khác thì buộc phải làm đầy đủ lại các bước trên nhé.

    Nếu các bạn không rõ về quy trình nhập khẩu đèn led theo quy chuẩn mới thì nên nhờ một đơn vị logistics hỗ trợ để việc thông quan và chuẩn bị các chứng từ nhanh chóng và chính xác nhất. Tránh phát sinh các chi phí lưu kho không đáng có và tốn thời gian để nhập hàng về kho.

     

    Truy cập Fanpage và Group facebook A.N.T SHIPPING để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:

    Fanpage: https://www.facebook.com/antshippingvietnam

     

     

    Nguồn: Khắc - A.N.T Shipping
    ĐT: 0949 63 53 89
    Email: sales4@antshipping.com.vn

    Liên quan: 

    THỦ TỤC NHẬP KHẨU THANG MÁY
    THỦ TỤC NHẬP KHẨU XOONG, NỒI, CHÉN, DĨA
    THỦ TỤC XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI THẤT
    THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÌNH CHỨA KHÍ
    THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỰC ĐÔNG LẠNH

     

    Bài viết liên quan