Thủ tục phân loại thiết bị y tế
Thủ tục phân loại thiết bị y tế
Hiện nay, nhập khẩu thiết bị y tế đang được các Doanh Nghiệp rất quan tâm, nhưng không rõ quy trình nhập khẩu như thế nào. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra: "nhập khẩu thiết bị y tế có cần phải xin giấy phép không? Tại sao phải phân loại thiết bị y tế? Loại thiết bị y tế nào thì công bố tiêu chuẩn áp dụng, loại nào thì cần đăng ký lưu hành?". Vân vân và mây mây các cây hỏi khác nữa về thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế.
Thủ tục phân loại thiết bị y tế
Hiện nay, nhập khẩu thiết bị y tế đang được các Doanh Nghiệp rất quan tâm, nhưng không rõ quy trình nhập khẩu như thế nào. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra: "nhập khẩu thiết bị y tế có cần phải xin giấy phép không? Tại sao phải phân loại thiết bị y tế? Loại thiết bị y tế nào thì công bố tiêu chuẩn áp dụng, loại nào thì cần đăng ký lưu hành?". Vân vân và mây mây các cây hỏi khác nữa về thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế.
Chính vì thế, hôm nay mình viết bài này nhằm chia sẽ với các bạn về 1 trong các quy trình cần phải làm khi muốn nhập khẩu mặt hàng này. Các quy trình khác về nhập khẩu thiết bị y tế các bạn có thể tham khảo thêm các bài chia sẽ sau của mình, vì viết chung vào đây thì các bạn sẽ dễ bị rối.
Quy trình đầu tiên các bạn cần làm là phân loại thiết bị y tế cho các mặt hàng mà Doanh Nghiệp bạn muốn nhập khẩu.
Xem thêm: Quy trình công bố tiêu chuẩn áp dụng thiết bị y tế loại A Thủ tục đăng ký lưu hành cho thiết bị y tế loại B, C, D. |
Theo quy định về quả lý các mặt hàng thiết bị y tế tại nghị định 36/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 169/2019/NĐ-CP) các trang thiết bị y tế sẽ được chia ra thành 4 nhóm: A, B, C,và D tùy theo mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế.
Đầu tiên cần tìm hiểu sơ qua các thiết bị y tế loại A, B,C, D là gồm các loại thiết bị nào:
Theo quy định thì trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:
- Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.
- Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, trong đó:
- Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp;
- Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao;
- Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.
Hồ sơ để thực hiện phân loại thiết bị y tế gồm:
- Văn bản đề nghị cấp bản phân loại thiết bị y tế (theo mẫu).
- Bảng mô tả về tính năng của thiết bị y tế (bằng tiếng Việt nhé)
- ISO 9001 hoặc ISO 13485 của đơn vị sản xuất thiết bị y tế
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (CFS) - của nước ngoài nha
- Calalog của sản phẩm
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng của thiết bị y tế (bằng tiếng Việt)
- Giấy đăng ký kinh doanh của Doanh Ngiệp
- Hồ sơ kỹ thuật chung thực hiện theo hướng dẫn tại Hiệp định ASEAN về trang thiết bị y tế (cái này thì đến ngày 1/7/2020 mới áp dụng).
Thời gian thực hiện phân loại: 7 - 10 ngày.
Lưu ý: Việc phân thiết bị y tế này có thể không cần thực hiện nếu có được bản phân loại từ các nước được VN thừa nhận kiết quả phân loại trang thiết bị y tế theo Thông tư 42/2016/TT-BYT. Các bạn có thể tham khảo DANH SÁCH CÁC NƯỚC MÀ VIỆT NAM THỪA NHẬN KẾT QUẢ PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y ở đây. |
Sau khi có được kết quả phân loại thiết bị y tế các bạn có thể thực hiện các thủ tục khác để nhập khẩu hàng của mình về: xin giấy phép nhập khẩu, công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành cho trong thiết bị y tế.
Nếu các bạn còn chưa rõ về thủ tục phân loại thiết bị y tế thì có thể gọi ngay cho mình để được tư vấn trực tiếp nhé.
Nguồn: Khắc - A.N.T Shipping
ĐT: 0949 63 53 89
Email: sales4@antshipping.com.vn
Liên quan:
THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỸ PHẨM
THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỰC ĐÔNG LẠNH NGUYÊN CON
THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI
THỦ TỤC NHẬP KHẨU CẦN TRỤC THÁP
THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÌNH CHỨA KHÍ CYLINDER
14/01/2024
Thủ tục nhập khẩu phân bón
Theo như mình được biết, quy định mới nhất của nhà nước kể từ ngày 13/07/2017 về nhập khẩu phân bón sẽ không còn áp dụng chế độ xin phép nhập khẩu tự động cho mặt hàng phân bón có thành phần N, P, K (mã HS CODE 3105) và phân URE (mã HS CODE 3102). Thời gian trước, chỉ có các loại phân không có chứa các thành phần trên mới không xin phép nhập khẩu tự động thôi.
14/01/2024
Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Thủy Sản
Cũng giống như thịt đông lạnh, mặt hàng thủy sản đông lạnh nói chung và NHẬP KHẨU MỰC ĐÔNG LẠNH nói riêng cũng chịu sự quản lý chặc chẽ từ Cục Thú Y - Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Mực, Thủy Sản.
Ở bài viết này, mình sẽ lưu ý lại 1 số thông tin khi các bạn lên kế hoạch nhập khẩu từ các thị trương nước ngoài về, vd như Indonesia …
Mình note xíu nha, bài viết này mình chỉ lưu ý lại một số thông tin về giấy phép cần có khi nhập khẩu, không nêu lại quy trình nha.
Các bạn muốn biết thêm về quy thì có thể bấm vào đường link tại đây nha.
14/01/2024
Thủ tục nhập khẩu thang máy
Thang máy nhập khẩu với rất nhiều ưu điểm về độ an toàn, bền đẹp và tính thẩm mỹ nhưng thủ tục nhập khẩu hàng thang máy thế nào? Nhập khẩu thang máy cần giấy tờ gì? Thuế nhập khẩu thang máy ra sao? Thì không phải ai cũng nắm được quy trình, nên bài viết dưới đây mình sẽ giúp các bạn giải đáp các câu hỏi trên để có thể nhập khẩu thang máy về thuận lợi nhất và nhanh nhất nhé.
06/01/2024
Thủ tục nhập khẩu hoa tươi
Thủ tục nhập khẩu hoa tươi- Các dòng hoa mà thị trường Việt Nam ưa chuộng: hoa hồng ecuador, tuylip, Mẫu Đơn, Đào Đông Đỏ, Địa Lan ...
06/01/2024
Danh mục các loại trái cây xuất khau chính ngạch vào Trung Quốc
Yêu cầu nhiều nhất là mã GACC đăng ký xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm vào thị trường nước này . Đối với nông sản để được phép xuất khẩu vào Trung Quốc cần được kiểm tra vùng trồng và cơ sở đóng gói bao bì.